Chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên

27/03/2020 16:04:26 GMT+7

Phân bón Đầu Trâu cho cây ăn trái của Bình Điền. Ảnh: Ngọc Vân.

Chỉ tính riêng năm 2019, trong khi giá cà phê chạm đáy, thì nhiều hộ gia đình tại Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã thu về hơn 500 triệu tiền bán trái của 80 gốc sầu riêng trong vườn nhà. Hiệu quả kinh tế cao khiến nhà vườn Tây Nguyên ngày càng quan tâm đến cây sầu riêng. Việc chăm sóc, bón phân, tìm hiểu đặc điểm sinh lí, phát triển của cây để có giải pháp chăm sóc hợp lí, hiệu quả, vì vậy, cũng được các nhà vườn nơi đây đặc biệt chú ý.

Hiện nay, phần lớn bà con Tây Nguyên chọn cách trồng sầu riêng xen trong vườn cà phê. Vì vậy, cách chăm sóc cây sầu riêng nơi đây cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi chế độ chăm sóc cà phê của nhà vườn.

Và nếu như cây sầu riêng ở ĐBSCL được lên liếp, đào rãnh thoát nước, cải tạo bộ rễ thì tại Tây Nguyên, hầu hết nhà vườn khi trồng lại ít quan tâm cách làm này. Bà con trồng bằng cách đào hố vì cho rằng đất đã bằng phẳng, triền dốc, tầng đất dày, nước ngầm sâu sẽ không ảnh hưởng cây sầu riêng sinh trưởng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc đào hố quá sâu sẽ khiến cây sầu riêng dễ bị úng ngập trong mùa mưa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cây có tỉ lệ chết cao. Đồng thời, việc người nông dân trồng lại cây sầu riêng trên hố trồng cà phê cũ khi chưa xử lí tuyến trùng triệt để sẽ khiến cây sầu riêng bị nhiễm tuyến trùng.

Về phân bón, cây sầu riêng không đối khán với cây cà phê. Nhưng nhà vườn cũng nên tránh việc áp dụng chế độ bón phân cà phê để bón cho cây sầu riêng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng khiến cây sầu riêng không đạt hiệu quả năng suất, chất lượng tối đa. Các nhà khoa học khuyến cáo, một cây sầu riêng, năng suất 200-250kg/cây thì nên áp dụng qui trình bón như sau: - Phân chuồng cần bón 100kg/cây sau thu hoạch. Nếu không có phân chuồng, bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hoặc vi sinh thay thế. Khi đó, lượng bón sẽ là 5-10kg/gốc/lần. Riêng phân khoáng thì tổng lượng phân khoáng cần bón cho cây là 10-12 kg/năm. Cụ thể,

- Sau thu hoạch: bón Đầu Trâu AT1, lượng bón từ 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).

- Trước ra hoa 1 – 2 tháng: bón Đầu Trâu AT2, lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).

- Sau đậu trái: bón Đầu Trâu AT3 lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 lần khi vừa đậu trái).

- Nuôi trái: bón Đầu Trâu nuôi trái lượng bón 1 – 2 kg/cây  (Bón 2 – 3lần). Đầu Trâu nuôi trái là phân bón được sản xuất dạng 1 hạt, có thành phần Đạm, Lân, Kali theo tỉ lệ 2:1:3. Kali trong sản phẩm được sử dụng dạng Kali Sulfat rất phù hợp cho sầu riêng, giúp hạn chế sượng múi, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho sầu riêng, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản. Vì vậy cần chú ý bón sớm sau lần bón của Đầu Trâu AT3.

Đặc biệt, ở giai đoạn đầu vụ, thời điểm tháng 1, tháng 2 là lúc cây sầu riêng đang ra hoa, xả nhụy thì việc quản lí nước tưới và dinh dưỡng là cực kì quan trọng. Để tránh hiện tượng rụng bông, rụng trái non, bà con cần tưới xòe đều xung quanh tán cây. Lượng nước tưới khoảng 200 lit/gốc, khoảng 7 ngày tưới 1 lần. Khi hoa gần nở thì giảm chu kì tưới, và lượng nước tưới. Giai đoạn này không nên bón phân.

Tuy nhiên, với những vườn suy kiệt, có biểu hiện không ra đủ 2 cơi lá khi đã bón phân sau thu hoạch, thì trong đợt tưới nước lần 1 của mùa khô, bà con vẫn có thể bón phân. Và nên dùng phân có hàm lượng Đạm, Lân, Kali cân bằng như NPK 16-16-13+TE, bón khoảng 1kg/gốc. Mục đích của việc bón phân này là để cây ra thêm 1 cơi lá nữa.

HỒNG HUỆ

 

Nguồn: nongnghiep.vn
Bottom