Biến bất lợi thành lợi thế vùng Nam Trung Bộ: Không chạy theo phong trào

14/11/2020 10:27:22 GMT+7

Liên vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên có tiềm năng vô cùng lớn về cây ăn quả, nhưng cần phát triển có định hướng tổng thể, tránh chạy theo tự phát, "xôi đỗ". Ảnh: Nguyễn Khánh

Mặc dù vậy, PGS.TS Châu cũng cảnh báo, việc chuyển đổi cây trồng, nhất là phát triển mạnh cây ăn quả tại liên vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cũng cần hết sức lưu ý tới vấn đề quy hoạch vùng, các giải pháp tổng thể về kỹ thuật, giống, liên kết tiêu thụ chế biến sản phẩm, và đặc biệt là vấn đề dịch bệnh.

Đơn cử như các tỉnh Tây Nguyên, hiện có 3 cây ăn trái chính là cây bơ, cây sầu riêng và chanh leo. Trong đó, chanh leo là cây trồng mới, đang có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng nguy cơ dịch bệnh lại rất nguy hiểm.

Chanh leo là cây trồng mà Đài Loan đã phát triển lâu đời. Tuy nhiên, cây chanh leo ở Đài Loan có sự khác biệt là họ chỉ trồng một năm thu hoạch, rồi chặt bỏ để cắt đứt chu kỳ bệnh sâu xuất hiện, sau đó trồng mới trên chính mảnh đất đó, cứ mỗi năm trồng lại một lần.

Vì thế, chu kỳ sâu bệnh không được tiếp nối, không được sinh sôi... Điều này khác với chanh leo ở nhiều vùng hiện nay ở Tây Nguyên của chúng ta, được duy trì lưu từ năm này sang năm khác nên nguy cơ mầm bệnh là rất lớn.

Tương tự đối với cây bơ, tiềm năng của Tây Nguyên quá lớn, nhưng hiện nay sản xuất lại tự phát, chưa chuyên nghiệp từ khâu trồng đến khâu thu hoạch. Hiện có một số doanh nghiệp trồng cây bơ theo kiểu trồng thuần, bắt đầu sau 2-3 năm đến lúc thu hoạch thì không bệnh phát sinh rất nhiều.

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang vướng bệnh sâu trên cây bơ sau thu hoạch rất là nhiều...

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cũng nhấn mạnh: Để phát triển hiệu quả và bền vững một đối tượng cây trồng tròng quá trình chuyển đổi, cần lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp nhất cho từng địa bàn; quy trình kỹ thuật bao gồm giống phải đảm bảo, quy trình canh tác phải đảm bảo cân đối hài hòa, tiếp đến là vấn đề thị trường và liên kết sản xuất...

Theo ông Cường, trong thời gian gần đây, điển hình như cây tiêu hay cây cà phê ở nhiều tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giá giảm, người dân theo phong trào trồng cây ăn quả vào đất trồng tiêu, phá tiêu và phá cà phê để chuyển sang cây ăn quả mà không tập trung theo vùng, không có quy trình canh tác bài bản, không theo định hướng chung của vùng... Đây chính là hạn chế đáng lo ngại trong việc sản xuất cây ăn quả thiếu bền vững.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Nam Trung Bộ, cần gắn với tổng thể các giải pháp, nhất là gắn liền với vấn đề liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ... Ảnh: Nguyễn Khánh
 
Cũng theo ông Cường, hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ có thể định hướng, không thể bắt người dân phải trồng cây này, hay không được trồng cây kia.

Do vậy, một trong những yếu tố để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, bền vững, đó là người dân cũng phải thay đổi nhận thức theo định hướng của cơ quan chức năng. Bởi khi quyết định các đề án về khu vực trồng, cơ quan chức năng đã tính toán đến các điều kiện thuận lợi về đất đai, về nguồn nước, khí hậu, các giải pháp về giống, và gắn liền với vấn đề chế biến, tiêu thụ...

Vì vậy, ngoài nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước về định hướng phát triển vùng, hướng dẫn những kỹ thuật canh tác hiệu quả, bền vững, kiểm soát các công tác đầu vào như giống, tăng cường hỗ trợ các liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến... thì một trong những trách nhiệm của người dân là cần tuân thủ theo định hướng chung, tổng thể về quy hoạch phát triển, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu của cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lí Nhà nước...

LÊ BỀN

 

Nguồn: nongnghiep.vn
Bottom